Tiết lộ 7 cách giảm đau dạ dày ban đêm không phải ai cũng biết
Trang chủ / Tư vấn / Tiết lộ 7 cách giảm đau dạ dày ban đêm không phải ai cũng biết

Tiết lộ 7 cách giảm đau dạ dày ban đêm không phải ai cũng biết

Tác giả:

Đau dạ dày về đêm là tình trạng khá phổ biến, không chỉ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, chất lượng cuộc sống mà còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe dạ dày đang gặp vấn đề. Vậy có cách giảm đau dạ dày ban đêm không? Bài viết dưới đây sẽ bật mí 7 mẹo giảm đau dạ dày được nhiều chị em chia sẻ hiện nay. Đừng bỏ lỡ nhé!

1. Đau dạ dày ban đêm là gì? Biểu hiện ra sao?

Đau dạ dày ban đêm là tình trạng dạ dày bị đau âm ỉ kéo dài hoặc quặn thắt từng cơn khi đang ngủ.

Đa phần, người bị đau dạ dày về đêm thường có những biểu hiện sau:

  • Cơn đau dạ dày lúc gần sáng khoảng từ 1 – 2 giờ trở đi, lặp lại nhiều lần.
  • Xuất hiện cơn đau quặn thắt ở vùng xương ức, bên trên rốn, có cảm giác nóng rát.
  • Ợ chua, tức ngực, buồn nôn.
cách giảm đau dạ dày ban đêm
Đau dạ dày về đêm do đâu là thắc mắc chung của nhiều người.

2. Nguyên nhân thường gặp nhất gây nên đau dạ dày vào ban đêm

Để có cách giảm đau dạ dày ban đêm phù hợp, bạn nên hiểu rõ đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Theo đó, cơn đau dạ dày xuất hiện vào ban đêm có thể do các yếu tố: 

2.1. Chế độ ăn uống không khoa học

Ăn uống không khoa học trong thời gian dài là nguyên nhân hàng đầu gây xuất hiện các cơn đau dạ dày về đêm. Những thói quen ăn uống gây ảnh hưởng đến dạ dày có thể kể đến như:

  • Dung nạp lượng lớn thực phẩm cay, nóng,… làm kích thích niêm mạc dạ dày.
  • Ăn nhiều đồ chua hay thực phẩm lên men như cà, dưa muối, hoặc các loại trái cây có tính axit cao chẳng hạn chanh, cam, quýt, xoài… khiến axit dạ dày tăng cao.
  • Các thực phẩm giàu chất béo gây khó tiêu, đầy bụng và khó chịu ở vùng thượng vị.
  • Ăn các loại thực phẩm ôi thiu dễ gây ngộ độc, khiến dạ dày bị kích ứng và đau về đêm.

2.2. Thường xuyên căng thẳng, thức khuya

Đây là nguyên nhân gây đau dạ dày ban đêm thường gặp ở người trẻ, đặc biệt là nhân viên văn phòng. Theo đó, thường xuyên thức khuya và căng thẳng quá mức có thể khiến dạ dày tiết nhiều axit dịch vị. Các axit dư thừa này sẽ tấn công làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày và hình thành các cơn đau dai dẳng.

2.3. Mắc bệnh lý về dạ dày

Đau dạ dày vào ban đêm có thể là do các bệnh lý liên quan đến dạ dày gây ra, chẳng hạn như: 

  • Trào ngược dạ dày thực quản: Cơn đau dạ dày xuất hiện kèm theo biểu hiện cồn cào, ợ chua, ợ nóng… 
  • Viêm loét dạ dày: Thường xuất hiện do sự xâm nhập của vi khuẩn Helicobacter Pylori, sử dụng thuốc giảm đau, rượu bia trong thời gian dài.
  • Ung thư dạ dày: Các khối u ác tính khiến dạ dày tăng tiết axit, đẩy axit trào ngược lên thực quản, gây đau tức vùng thượng vị và các cơn đau rát kéo dài âm ỉ.

2.4. Ảnh hưởng từ một số yếu tố khác

Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến trên còn một số yếu tố khác gây nóng rát dạ dày về đêm mà bạn cần chú ý:

  • Sử dụng rượu, bia, thuốc lá chứa các chất kích thích gây hại đến cơ thể và dạ dày.
  • Người bệnh hội chứng ruột kích thích (IBS) do dinh dưỡng kém và căng thẳng kéo dài.
  • Mắc một số bệnh như viêm vùng chậu, sỏi mật, vấn đề về tim mạch…

3. Đau dạ dày trong đêm có nguy hiểm không?

Thường xuyên bị đau dạ dày vào ban đêm ảnh hưởng rất lớn chất lượng cuộc sống. Khi cơn đau khởi phát, người bệnh gặp nhiều khó chịu và tỉnh giấc, làm gián đoạn giấc ngủ, thậm chí là khó ngủ trở lại. Điều này khiến tinh thần người bệnh sa sút thiếu tỉnh táo.

Tuy vậy, trên thực tế có khá nhiều người chủ quan, bỏ qua tình trạng này. Khi cơn đau xuất hiện, chỉ sử dụng các loại thuốc giảm đau tạm thời. Về lâu dài, khiến bệnh tiến triển nghiêm trọng với biểu hiện là cơn đau tái phát nhiều lần với mức độ dữ dội hơn. Lúc này, việc điều trị có thể trở nên phức tạp, nghiêm trọng hơn là chuyển sang bệnh lý mãn tính, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. 

cách giảm đau dạ dày ban đêm
Khi bệnh chuyển biến nặng, người bệnh có thể bị đau dạ dày bất kỳ thời điểm nào.

4. Học ngay 7 cách giảm đau dạ dày ban đêm đơn giản tại nhà

Dưới đây là một số cách giảm đau dạ dày ban đêm được áp dụng phổ biến hiện nay:

4.1. Cải thiện chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh

Để kiểm soát cơn đau và triệu chứng khó chịu đi kèm, bạn cần chủ động xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hạn chế tiêu thụ nhiều thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, đồ hộp… Đồng thời, thiết lập lối sống lành mạnh, không nên thức khuya và làm việc quá sức, kiểm soát căng thẳng và ngủ đủ giấc mỗi ngày. 

Cách chữa đau dạ dày cho bà bầu an toàn và hiệu quả

Áp dụng các cách chữa đau dạ dày cho bà bầu sau đây có thể cải thiện phần nào các dấu hiệu khó chịu, giúp chị em ăn uống tốt để có thai kỳ khỏe mạnh hơn. Đau dạ dày khi mang thai là một tình trạng khá phổ biến,…

4.2. Kết hợp chườm ấm với massage bụng

Massage bụng kết hợp chườm ấm không chỉ có tác dụng tăng lưu thông khí huyết, giãn mạch ngoại vi mà còn hỗ trợ giảm co thắt dạ dày và cải thiện cơn đau. 

Để thực hiện, bạn chỉ cần làm theo các bước sau:

  • Đặt 1 hay 2 bàn tay lên bụng và thực hiện động tác xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ.
  • Kết hợp massage cùng một ít tinh dầu như tinh dầu bạc hà, gừng hoặc lá khuynh diệp để tăng công dụng.
  • Sau đó, chuẩn bị một túi chườm ấm rồi đặt lên vùng bị đau nhức khoảng 15 phút.

Lưu ý: Khi chườm nên di chuyển túi đều khắp bụng, tránh để một chỗ hoặc chườm quá lâu có thể gây nóng rát và bỏng da.

cách giảm đau dạ dày ban đêm
Massage bụng nhẹ nhàng có thể làm dịu cơn đau, mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người bệnh.

4.3. Dùng thuốc Tây

Một số loại thuốc Tây như thuốc dạ dày chữ P (Phosphalugel), thuốc Gastropulgite, thuốc kháng sinh… có thể được chỉ định sử dụng để làm giảm nhanh các biểu hiện khó chịu ở dạ dày. Tuy nhiên, đây chỉ là cách giảm đau dạ dày ban đêm tạm thời, người bệnh không nên lạm dụng hay tự ý gia tăng liều lượng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng nếu có dấu hiệu bất thường, nên ngừng sử dụng thuốc và thăm khám bác sĩ để được xử lý kịp thời, tránh các tác dụng không mong muốn.

Chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ  tươi có hiệu quả không?

Hỏi: Tôi năm nay 40 tuổi, bị trào ngược dạ dày. Tôi nghe nói nghệ rất tốt cho dạ dày. Vậy tôi có thể dùng nghệ tươi chữa trào ngược dạ dày được không? Trả lời: 1. Trào ngược dạ dày là gì? Trào ngược dạ dày (hay còn gọi…

4.4. Uống trà cam thảo

Cam thảo là vị thuốc quý, chứa các chất chống oxy hóa Glabrae và Glabridin có khả năng trung hòa dịch vị, đẩy nhanh tốc độ làm lành vết loét và ngăn sự phát triển quá mức của vi khuẩn HP – tác nhân chính gây viêm loét dạ dày tá tràng.

Cách pha trà cam thảo gồm các bước:

  • Cho 1 – 2g rễ cam thảo cho vào cốc.
  • Thêm vào 300ml nước sôi rồi hãm trong 10 – 15 phút.
  • Uống từng ngụm nhỏ trước mỗi bữa ăn để đạt hiệu quả.

Tuy nhiên, bạn không nên dùng cam thảo trong thời gian dài. Nguyên nhân là vì trong cam thảo có chứa khoảng 6 – 14% Glycyrizin – chất có vị ngọt gấp 50 lần đường Saccaroza, nếu sử dụng hàng ngày sẽ làm suy ngược, tăng huyết áp, giảm kali trong máu… Trường hợp dùng nhiều hơn 5g Glycyrizin một lúc gây chứng rối loạn cơ và nhịp tim.

4.5. Nhai lá bạc hà

Mẹo dân gian chữa đau dạ dày tiếp theo được nhiều người “truyền tai” là nhai lá bạc hà tươi. Hoạt chất Menthol trong lá bạc hà có công dụng giảm đau, tiêu viêm và giúp thư giãn đường tiêu hóa. 

Thế nhưng, không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng bạc hà, nhất là người mắc bệnh tiểu đường, trẻ em, phụ nữ mang thai, người bị cao huyết áp, tim mạch, táo bón. Nếu dùng không đúng cách sẽ gây tác dụng phụ như dị ứng, nổi ban, hạ đường huyết, ợ nóng…

cách giảm đau dạ dày ban đêm
Người bệnh nên khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng lá bạc hà tươi để cải thiện chứng đau dạ dày.

4.6. Ăn bánh mì tươi

Ăn một lát bánh mì tươi là cách giảm đau dạ dày ban đêm hữu ích cho người thường bỏ bữa tối. Theo đó, bánh mì có tác dụng hút dịch vị, giữ dạ dày không bị bỏ trống từ đó giảm triệu chứng khó chịu ở cơ quan này. Lưu ý, bạn nên chọn loại bánh mì mềm, tươi thay vì ăn bánh mì khô, cứng, chứa gia vị cay nóng sẽ làm phản tác dụng nhé!

4.7. Bổ sung tinh chất nghệ Nano Curcumin

Nano Curcumin là một dạng bào chế của hoạt chất Curcumin theo công nghệ Nano hiện đại. Công nghệ này sẽ giúp tổng hợp Curcumin ở kích thước siêu phân tử (chỉ khoảng 30 – 100nm), nhờ đó dễ dàng hấp thụ vào cơ thể và phát huy các công dụng vốn có. 

Với người bị đau dạ dày, hoạt chất Curcumin được chứng minh có thể hỗ trợ cải thiện hiệu quả các dấu hiệu khó chịu do bệnh gây ra nhờ đặc tính chống viêm và chống oxy hóa cao. Đồng thời, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn H. Pylori, tăng lượng chất nhầy trong dịch vị nhằm bảo vệ niêm mạc dạ dày, tá tràng khỏi nguy cơ tổn thương và viêm loét. 

Nano Curcumin 365 Premium là một trong những sản phẩm tinh chất nghệ Nano được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Sản phẩm nổi bật với hàm lượng Curcumin cao cùng quy trình sản xuất hiện đại và có đầy đủ các giấy tờ chứng nhận chất lượng, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng. 

Bên cạnh đó, Nano Curcumin 365 Premium còn được bổ sung thêm nhiều dưỡng chất có lợi khác như Kẽm Gluconate, chiết xuất Hoa oải hương Latifolia có tác dụng hỗ trợ nuôi dưỡng làn da căng sáng, tăng cường đề kháng, cải thiện rối loạn giấc ngủ, kích thích vị giác giúp bạn cảm thấy ngon miệng khi ăn… 

Qua một thời gian sử dụng, chị Thu Hà (28 tuổi, TP. HCM) chia sẻ: “Mình là freelancer, khá bận rộn, thường hay bỏ bữa, thức khuya… về lâu mỗi khi đêm xuống thường bị cơn đau dạ dày hành hạ. Thế nhưng, kể từ khi được cô bạn thân tặng cho một hộp tinh nghệ Nano Curcumin 365 Premium, mình kiên trì dùng đều đặn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ. Kể từ đó đến nay sức khỏe dạ dày ổn định hẳn, ăn uống ngon miệng hơn. Không chỉ thế, làn da của mình cũng trở nên hồng hào, không còn những đốm sạm nám, quầng thâm trên mắt nữa.”

XEM THÊM:

5. Làm thế nào để phòng ngừa chứng đau dạ dày?

Bỏ túi một số lưu ý sau sẽ giúp bạn ngăn ngừa các cơn đau dạ dày tái phát trở lại:

  • Uống nhiều nước, trung bình 2 lít mỗi ngày bởi nước có tác dụng làm loãng dịch vị và trung hòa nồng độ axit ở dạ dày.
  • Ăn chậm nhai kỹ, ăn đúng giờ, đúng bữa, không vận động mạnh sau khi ăn no.
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và nên ăn bữa tối trước khi đi ngủ ít nhất 1 giờ, nhằm giảm áp lực lên dạ dày và đường ruột.
  • Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc… để thúc đẩy hoạt động tiêu hóa và cải thiện các triệu chứng táo bón, đau dạ dày, khó tiêu.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, ít nhất 15  – 30 phút/ngày để giúp cơ thể tăng hấp thu, chuyển hóa các chất và nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa.
  • Giữ tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái bằng những hoạt động thư giãn như đi dạo, nghe nhạc, xem phim, đọc sách…

Hy vọng với 7 cách giảm đau dạ dày ban đêm được chia sẻ trên sẽ giúp bạn cải thiện cơn đau và các triệu chứng đi kèm để sớm hồi phục sức khỏe nhé!

 

Chia sẻ:

Shopping Cart